I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
Trường mầm non Phong Hiền II luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của phòng GD &ĐT Phong Điền về việc đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của cô và trẻ trong nhà trường. Vì vậy rất thuận tiện cho việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non.
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ và thực hành luyện tập.
Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh đã ủng hộ kinh phí mua sắm trang cấp thêm một số đồ chơi phục vụ cho việc phát triển chuyên đề vận động cho trẻ
2. Khó khăn:
- Phòng hoạt động giáo dục thể chất chưa có nên có nhiều ảnh hưởng đến việc cho trẻ làm quen với một số hoạt động thể chất.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động thể chất còn hạn chế
* Từ những thuận lợi và khó khăn trên nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường năm học 2015-2015.
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động GDPTVĐ. Từng bước chuẩn hóa, đầu tư xây dựng các mô hình điểm về môi trường hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho các trường thí điểm.
b) Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN.
- Tăng cường thời lượng vận động cho trẻ
- Tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn - tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, khỏe mạnh.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động, tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo GDPTVĐ cho trẻ.
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện chuyên đề phát triển vận động năm học 2015- 2016
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề vận động và có kế hoạch triển khai nội dung chuyên đề đến từng giáo viên và tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng giáo dục phát triển vận động các lớp, đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường.
- Đưa nội dung chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non vào trong nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học, thường xuyên dự giờ thăm lớp để góp ý cùng nhau xây dựng chuyên đề. Từng tổ, khối có kế hoạch tích hợp nội dung lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động trong ngày và xây dựng các tiết mẫu để cùng nhau dự giờ thảo luận rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
- Phấn đấu 100% giáo viên dạy đúng phương pháp, giáo viên biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ.
- Coi trọng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát triển các giác quan và vận động của trẻ.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động cho trẻ .
- Tăng cường công tác thanh tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
2. Đối với giáo viên:
- Lập kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển vận động dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch được xây dựng theo năm học,và từng tháng cụ thể .
- Xây dựng góc, bộ công cụ tập thể dục ở từng nhóm lớp, tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
- Tạo cơ hội cho trẻ được tập luyện thông qua các hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.
- Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.
- Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của chuyên đề đến toàn thể phụ huynh và các ban ngành ở địa phương.
- Đối với hoạt động học: dạy trẻ những kỹ năng vận động hình thành và phát triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ nội dung của chương trình thể dục, đội hình, đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập phát triển cơ bản và trò chơi vận động.
- Đối với hoạt động chơi: Sắp xếp khoảng không gian an toàn cho trẻ vận động, kích thích hoạt động tự vận động cho trẻ cho trẻ, quan tâm giáo dục cá biệt đối với tự vận động, tạo tình huống để trẻ có thể ôn luyện các vận động đã được luyện tập trong tiết học (đối với trẻ nhà trẻ).
3. Đối với trẻ
- Trẻ có khả năng, có biểu hiện tích cực khi tiếp xúc, làm quen với thể dục.
- Có khả năng thể hiện chính xác các động tác tập luyện.
- Trẻ yêu thích hào hứng tham gia vào các hoạt động phát triển vận động.
IV. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong năm học 2015- 2016
- Tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Tổ chức và tham gia Hội thi “giao lưu “Ngày hội thể dục, thể ” tại trường, cụm.- theo cụm.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung GDPTVĐ tại các lớp.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho các lớp đặc biệt là lớp thực hiện điểm về chuyên đề.
1. Công tác chỉ đạo:
- Chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, trong đó chuyên đề: “Phát triển vận động” cho trẻ trong trường mầm non triển khai 100% tới các nhóm lớp .
- Từ thực trạng về phát triển vận động cho trẻ mầm non để có các giải pháp tham mưu trong việc cải tạo, nâng cấp phòng học, sân chơi, phòng thể chất đáp ứng yêu cầu về diện tích cho trẻ hoạt động học tập và vui chơi. Tập trung đầu tư các thiết bị, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ, bồi dưỡng đội ngũ đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Công tác tuyên truyền:
- Lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với mục đích, nội dung
của chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ mầm non” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non và các bậc phụ huynh.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, ủng hộ đóng góp nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non và phối hợp với nhà trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
a. Nội dung:
Theo qui định trong chương trình giáo dục mầm non, thực hiện cấu trúc, nội dung và cách thức tiến hành tiết học thể dục cho trẻ đảm bảo yêu cầu:
- Thể dục buổi sáng: Các động tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát triển được nhóm cơ và hô hấp.
- Tiết học phát triển vận động: Tổ chức hoạt động có chủ đích phát triển các vận động cơ bản cho trẻ, khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
- Tổ chức các trò chơi rèn sự khéo léo của đôi bàn tay…
b. Hình thức tổ chức:
Thông qua tổ chức các hoạt động cho trẻ phát triển vận động dưới nhiều hình thức phù hợp như Tổ chức trong các hoạt động học, tổ chức chơi ngoài trời dưới hình thức trò chơi, Hội khoẻ, Hội Xuân….
c. Xây dựng môi trường phát triển vận động trong nhà trường.
Môi trường trong lớp học:
+ Sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi, tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ.
+ Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ hợp lý, hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.
- Môi trường ngoài lớp học:
- Qui hoạch khu vui chơi cho trẻ tại sân trường, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Sân chơi phải bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn, có cây xanh bóng mát. Đối với các trường Mầm non có phòng giáo dục thể chất cũng phải đảm bảo diện tích chơi và tuyệt đối an toàn cho trẻ.
- Có các thiết bị đồ chơi phong phú cho trẻ vui chơi. Phát huy tính năng sử dụng của các loại đồ chơi ở sân trường và phòng hoạt động thể chất (nếu có).
V. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề phát triển vận động
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thông qua đời sống hàng ngày đối với trẻ em trong trường mầm non
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh vào giờ đón trả trẻ
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên theo lịch về chất lượng giáo viên, học sinh trong việc thực hiện chuyên đề
2. Đối với giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp mình và khả năng nhận thức của trẻ
- Đưa giáo dục thể chất lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như: Giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
3. Đầu tư cơ sở vật chất:
- Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương tiếp tục xây dựng phòng giáo dục thể chất cho trẻ.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ Mầm non theo năm, tháng, tuần. động cho trẻ mầm non tới các bậc cha mẹ và cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của chuyên đề một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả; hỗ trợ giáo viên năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động, đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ vận động ngoài trời phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ sở giáo dục mầm non.
- Triển khai việc thực hiện chuyên đề cho giáo viên theo kế hoạch 1 lần/ tháng.
- Tổ chức tốt hoạt động thể dục vào buổi sáng các khối lớp trong trường phù hợp với điều kiện và thời tiết
- Xây dựng môi trường hoạt động phù hợp.
- Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề.
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập các kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình thực hiện tốt chuyên đề vận động cho trẻ, để từ đó nhân rộng ra toàn trường.
Tổ chức và tham gia các Hội thi: Giáo dục vận động nhằm tuyên truyền nội dung kiến thức về Phát triển vân đông cho tre trong trường mầm non.
Thời gian tổ chức chuyên đề: lồng ghép thực hiện trong chương trình năm học
Tổ chức kiểm tra chuyên đề Phát triển vận động tại các khối lớp.
- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện chuyên đề từ các nguồn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng (có thể bằng tiền mặt, công sức, hoặc vật liệu…)
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non năm học 2015-2016 của trường mầm non Phong Hiền II, đề nghị CBGV nghiêm túc thực hiện./.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2015- 2016
THỜI GIAN |
NỘI DUNG DỰ KIẾN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ |
NGƯỜI THỰC HIỆN |
THÁNG 09 |
- Lên kế hoạch thực hiện chuyên đề. - Rà soát sữa chữa bổ sung cơ sở vật chất ở các lớp. - Tổ chức công tác tuyên truyền, ủng hộ kinh phí nguyên vật liệu để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề. - Triển khai chuyên đề phát triển vận động cho toàn thể giáo viên - Thao giảng chuyên đề phát triển vân động - Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường trong và ngoài lớp đẹp hấp dẫn, làm nổi bật chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ” - Đánh giá giáo viên, học sinh thực hiện chuyên đề phát triển vận động. |
BGH + GV
GV
BGH
BGH
BGH |
THÁNG 10 |
- Triển khai chuyên đề để giáo viên lồng ghép vào các hoạt động có chủ định - Làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề qua các buổi dạo chơi ngoài trời, buổi học ngoại khoá. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình kế hoạch và luyện các động tác phát triển ở các nhóm cơ hô hấp, tay, chân… - Bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề. - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ |
BGH
GV
BGH+GV
|
THÁNG 11 |
- Làm các đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề - Chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ chuyên đề. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động thể dục sáng, tăng cường cho trẻ chơi với đồ chơi phát triển vận động. - Luyện tập đưa chương trình Thể dục nhịp điệu chào mừng ngày 20/11: Dạy trẻ các tiết mục Aerobic…. - Tổ chức tốt ngày Nhà giáo ViệtNam (20/11) - Chỉ đạo giáo viên tổ chức thao giảng hoạt động học có chủ đích phát triển vận động hoặc lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động. - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ |
GV BGH
BGH +GV
BGH |
THÁNG 12
|
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt tạo môi trường giáo dục trong ngoài lớp học. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động học có chủ đích nhằm phát triển vận động. - Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề - Chỉ đạo giáo viên tận dụng môi trường sẵn có: Chơi cát, nước, các đồ chơi phát triển thể lực như ném bóng vào rổ, … giáo viên định hướng và bao quát cho trẻ chơi tránh sợ trẻ mệt, bẩn, không cho trẻ chơi qua sức. - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ |
BGH
BGH
GV
BGH
|
THÁNG 1 |
- Chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu vật liệu phục vụ chuyên đề. - Bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề. - Chỉ đạo giáo viên tận dụng môi trường sẵn có: như đồ chơi với cát, nước, thang leo,…giáo viên định hướng và bao quát cho trẻ chơi tránh sợ trẻ mệt bẩn, nguy hiểm không cho trẻ chơi những vận động mà trẻ thích. - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ - Đánh giá GV và học sinh thực hiện chuyên đề lần thứ nhất. |
BGH
GV BGH |
THÁNG 2 |
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc dạy trẻ tập thể dục ở mọi lúc mọi nơi. - Làm dồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề - Thi làm đồ dùng, thiết bị tự làm để phục vụ chuyên đề. - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ |
BGH
GV |
THÁNG 3 |
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động chơi và trò chơi vận động - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ - Tham gia giao lưu “Ngày hội thể dục, thể thao” theo cụm. |
BGH BGH GV |
THÁNG 4 |
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề ở mọi hoạt động. - Chỉ đạo giáo viên chọn bài tập, trò chơi gây hứng thú và phải vừa sức với trẻ. - Đánh giá GV và học sinh thực hiện chuyên đề lần 2 - Kiểm tra việc thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động của cô và trẻ |
BGH
BGH
BGH |
THÁNG 5 |
- Hoàn thiện hồ sơ sổ sách. - Kiểm tra cơ sở vật chất trang thiết bị cuối năm học - Tổng kết cuối năm. |
GV BGH+GV
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
Hủ tíu tôm mực cà rốt bắp giá hẹ củ cải trắng su su
- Sữa Grow
Cơm bò kho sả nghệ cà rốt Canh bắp cải trái tim cà rốt thịt heo nạc ngò rí
Món luộc: bầu
sữa grow
Bữa chiều:Bánh bông lan+ sữa grow
NT: Bún gạo thịt nấm mướp cà rốt
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video Clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến